Những vấn đề về thời kỳ mãn kinh mà phụ nữ cần biết

Mãn kinh là giai đoạn tất yếu trong cuộc đời người phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn trung niên cho đến khi già đi. Vậy thời kỳ mãn kinh là gì? Đâu là những triệu chứng điển hình của mãn kinh? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về giai đoạn này nhé!

Thời kỳ mãn kinh là gì?

Mãn kinh là thời kỳ quá độ từ trung niên sang tuổi già. Có thể nói, đây là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa những năm sinh sản của phụ nữ cho đến giai đoạn ngừng sinh sản. Quá trình mãn kinh làm suy giảm các chức năng của buồng trứng. Trong giai đoạn này, lượng hormone và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ thay đổi rõ rệt. 

Mãn kinh thường bắt đầu từ độ tuổi 45 đến 55. Quá trình này kéo dài khoảng 7 năm. Song cũng có một số nữ giới phải trải qua thời kỳ mãn kinh đến 14 năm.

suy giảm chức năng sinh lý nữ
Mãn kinh xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ trung niên và người già

Thời kỳ mãn kinh có thể xuất hiện sớm nếu phụ nữ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng (nơi sản sinh các hormone). 

Vì sao phụ nữ xuất hiện mãn kinh?

Mãn kinh là quá trình tự nhiên xảy ra khi buồng trứng già đi và sản xuất ít hormone sinh sản. Trong giai đoạn này, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua một số thay đổi để phản ứng với mức độ thấp của các hormone:

  • oestrogen
  • progesterone
  • testosterone
  • hormone kích thích nang trứng (FSH)
  • hormone luteinizing (LH)

Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất là sự ngừng hoạt động ở các nang buồng trứng. Đây là cấu trúc sản xuất và giải phóng trứng từ thành buồng trứng, tác nhân gây ra chu kỳ kinh nguyệt và đáp ứng cho việc thụ thai.

Xem thêm: Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Những nguyên nhân phổ biến của mãn kinh

Một số nguyên nhân phổ biến của mãn kinh gồm:

  • Nữ giới thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.
  • Phụ nữ thực hiện các liệu pháp hormone, phẫu thuật hoặc kỹ thuật xạ trị để điều trị khối u.
  • Phụ nữ bị chấn thương vùng chậu, làm tổn thương nghiêm trọng hoặc huỷ hoại buồng trứng.

Những triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ

Phụ nữ sẽ bắt gặp những triệu chứng của mãn kinh trong một vài tháng hoặc vài năm trước khi kỳ kinh ngừng lại. Đây chính là thời kỳ tiền mãn kinh. Hầu hết các triệu chứng kéo dài khoảng 4 năm kể từ kỳ kinh cuối cùng của phụ nữ. Theo các nghiên cứu, cứ 10 người phụ nữ thì sẽ có 1 người trải qua thời kỳ mãn kinh tối đa 12 năm.

 

Những triệu chứng của mãn kinh có thể trầm trọng hơn nếu nữ giới thực hiện các liệu pháp điều trị ung thư, phẫu thuật. Một trong những triệu chứng điển hình nhất của mãn kinh đó là chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi. Đây là sự thay đổi mô hình kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ. Nữ giới có thể có kinh nguyệt ít hoặc nhiều bất thường. Đồng thời, tần suất xuất hiện kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, các chị em sẽ có kinh nguyệt sau mỗi 2 đến 3 tuần, hoặc không có chúng trong nhiều tháng. Cho đến một thời điểm nhất định, nữ giới sẽ ngừng có kinh hoàn toàn.

 

Một số triệu chứng phổ biến của mãn kinh bao gồm:

  • Tăng nhiệt độ cơ thể, cảm giác nóng đột ngột ở mặt, cổ và ngực, da bị đỏ và thường xuyên đổ mồ hôi. Dấu hiệu này thường xuất hiện vào ban đêm.
  • Khó ngủ. Đây cũng chính là lý do khiến nữ giới mệt mỏi và cáu kỉnh vào ban ngày.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Gặp một số vấn đề về trí nhớ và sự tập trung.
  • Âm đạo bị khô, đau và ngứa, khó chịu khi quan hệ tình dục.
  • Đau đầu.
  • Tâm trạng thường xuyên thay đổi, hay thấp thỏm, lo lắng.
  • Dễ nhận thấy nhịp tim hơn, hay bị đánh trống ngực.
  • Cứng khớp, đau nhức.
  • Giảm khối lượng cơ
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát (UTIs)

Chỉ số hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể nữ giới biến đổi. Xương có dấu hiệu loãng, khiến phụ nữ dễ bị gãy xương.

dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh
Trong giai đoạn này, nhiệt độ cơ thể của nữ giới sẽ tăng đột ngột

Chẩn đoán thời kỳ mãn kinh

Khi gặp các dấu hiệu của mãn kinh, nữ giới nên liên hệ với trung tâm y tế sức khỏe uy tín. Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược, các chuyên gia đã tiến hành chẩn đoán mãn kinh bằng xét nghiệm mới Pico AMH Elisa. Thử nghiệm này được sử dụng để giúp xác định xem một phụ nữ đã bước vào thời kỳ mãn kinh hay sắp bước vào thời kỳ mãn kinh. Đồng thời bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đo mức độ của một số hormone nhất định (FSH và estradiol).

Các bác sĩ có thể kết luận nữ giới đang tiến vào giai đoạn mãn kinh nếu nồng độ FSH trong máu liên tục tăng từ 30 mIU/mL trở lên, kết hợp với việc không có kinh trong một năm liên tiếp. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ FSH và estrogen dao động hàng ngày, vì vậy hầu hết các bệnh viện sẽ chẩn đoán tình trạng này dựa trên các triệu chứng, bệnh sử và thông tin kinh nguyệt. Tùy thuộc vào các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của nữ giới, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu bổ sung để giúp loại trừ các tình trạng tiềm ẩn.

Các xét nghiệm máu bổ sung thường được sử dụng để giúp xác nhận thời kỳ mãn kinh bao gồm:

  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp.
  • Kiểm tra nồng độ lipid trong máu.
  • Xét nghiệm chức năng gan.
  • Kiểm tra chức năng thận.
  • Xét nghiệm chỉ số các hormone Testosterone, Progesterone, Prolactin, Estradiol và màng đệm Gonadotropin.

Hướng dẫn điều trị mãn kinh

Nếu những triệu chứng của mãn kinh ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, nữ giới nên chủ động thăm khám để được điều trị kịp thời. Liệu pháp hormone là phương pháp điều trị mãn kinh hiệu quả ở phụ nữ dưới 60 tuổi, nhằm kiểm soát những dấu hiệu cơ bản của mãn kinh. 

Tuy nhiên, phụ nữ cũng có thể kiểm soát tình trạng mãn kinh tại nhà hiệu quả bằng việc thay đổi lối sống hằng ngày. Dưới đây là một số mẹo mà phụ nữ có thể thực hiện tại nhà để điều trị mãn kinh. 

Duy trì nhiệt độ thoải mái

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, đặc biệt là vào ban đêm giúp nữ giới kiểm soát được nhiệt độ cơ thể. Đồng thời, giữ phòng ngủ mát mẻ và tránh đắp chăn dày giúp giảm nguy cơ đổ mồ hôi vào ban đêm. Nếu nữ giới thường xuyên bị đổ mồ hôi trong khi ngủ, hãy dùng tấm trải giường chống thấm nước để bảo vệ đệm của mình.

 

Quản lý cân nặng bản thân

Nữ giới nên tiêu thụ khoảng 400 đến 600 calo để kiểm soát cân nặng của bản thân. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn hỗ trợ phụ nữ cải thiện tâm trạng và giúp ngủ ngon hơn. 

Phụ nữ có thể thực hành những bài tập thư giãn như yoga, thiền để cải thiện tình trạng mãn kinh.

giảm nhẹ chứng mãn kinh
Thường xuyên luyện tập thể thao giúp giảm đi những triệu chứng của mãn kinh 

Chia sẻ những triệu chứng hiện tại cho bác sĩ

Nói chuyện với nhà trị liệu hoặc nhà tâm lý học về bất kỳ cảm giác trầm cảm, lo lắng, buồn bã, cô lập, mất ngủ hoặc thay đổi nhân dạng. Bạn cũng nên thử nói chuyện với các thành viên trong gia đình, những người thân yêu hoặc bạn bè về tình trạng của bạn.

Chế độ ăn uống khoa học

Bổ sung canxi, vitamin D và Magie để giúp giảm nguy cơ loãng xương và cải thiện mức năng lượng cũng như giấc ngủ. 

Một số nghiên cứu đã ủng hộ việc sử dụng các biện pháp điều trị bằng thảo dược cho các triệu chứng mãn kinh do thiếu hụt estrogen.

Bổ sung các chất dinh dưỡng tự nhiên:

  • Đậu nành
  • Vitamin E
  • Isoflavone
  • Melatonin
  • Hạt lanh

Chăm sóc làn da của bản thân

Thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày để giảm khô da. Nữ giới cũng nên tránh tắm hoặc bơi quá nhiều, vì có thể làm khô hoặc kích ứng da.

Quản lý giấc ngủ

Sử dụng thuốc ngủ không kê đơn để tạm thời kiểm soát chứng mất ngủ của bạn hoặc cân nhắc thảo luận về các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên với bác sĩ. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thường xuyên bị khó ngủ để họ có thể giúp bạn kiểm soát nó và có một đêm nghỉ ngơi tốt hơn.

Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu

Ngừng hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc. Sử dụng thuốc lá có thể làm cho những triệu chứng của mãn kinh trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, nữ giới cũng cần hạn chế rượu bia để giảm những nguy cơ mắc bệnh về sức khoẻ khác. 

Nhìn chung, mãn kinh là sự chấm dứt tự nhiên chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, đánh dấu sự kết thúc của khả năng sinh sản. Các triệu chứng mãn kinh có thể được kiểm soát hoặc giảm bớt bằng các biện pháp tự nhiên và điều chỉnh lối sống. Song, nếu các triệu chứng xuất hiện nghiêm trọng hơn, hãy chủ động đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị.