Nội tiết tố nữ: Dấu hiệu và cách điều trị tình trạng mất cân bằng nội tiết tố

Estrogen đóng vai trò to lớn đối với sức khỏe cũng như vóc dáng của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, làm thế nào để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể là một trong những câu hỏi mà nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó.

Nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ (Estrogen) là một loại hoóc môn được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng, một lượng nhỏ được sinh ra trong tuyến thượng thận và tế bào mỡ. Bên cạnh đó, khi mang thai, nhau thai cũng tạo ra estrogen.

 Nội tiết tố nữ - hoóc môn không thể thiếu ở phái nữ
Nội tiết tố nữ - hoóc môn không thể thiếu ở phái nữ


Vai trò của nội tiết tố nữ estrogen?

Nội tiết tố nữ có tác động không nhỏ đến cơ thể của chị em phụ nữ, cụ thể:

  • Ảnh hưởng tới sự phát triển ở nữ giới khi đến tuổi dậy thì, ví dụ như sự phát triển lông mu, lông dưới cánh tay, bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt,…
  • Kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt và khi bắt đầu mang thai.
  • Gây ra những thay đổi về vòng một ở thanh thiếu niên và phụ nữ có thai.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa xương và cholesterol.
  • Điều chỉnh lượng thức ăn, trọng lượng cơ thể, chuyển hóa glucose và độ nhạy insulin.
  • Ảnh hưởng đến não của bạn (bao gồm cả tâm trạng), xương, tim, da và các mô khác.
Vai trò quan trọng của estrogen

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ estrogen?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ estrogen, bao gồm:

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, cuối thai kỳ hoặc đang cho con bú.
  • Bước vào độ tuổi dậy thì.
  • Lão hóa tuổi tác.
  • Bước vào thời kỳ mãn kinh.
  • Thừa cân và béo phì.
  • Tập thể dục hoặc làm việc quá sức.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc, bao gồm steroid, ampicillin, thuốc chứa estrogen, phenothiazin và tetracyclin.
  • Bẩm sinh, chẳng hạn như hội chứng Turner.
  • Huyết áp cao.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Suy buồng trứng nguyên phát.
  • Chức năng tuyến yên suy giảm.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố ở nữ giới?

 Các triệu chứng của tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ estrogen bao gồm:

  • Nóng bừng, bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm: đây là những triệu chứng phổ biến nhất khi nồng độ estrogen trong cơ thể bạn đang ở mức thấp.
  • Thay đổi tâm trạng: bạn có thể cảm thấy buồn, lo lắng hoặc thất vọng. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormone và đổ mồ hôi ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ của bạn dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tâm trạng khó chịu.
bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm
Mất cân bằng nội tiết tố gây cản trở cuộc sống ở phái yếu

Các triệu chứng khác:

-        Đau khi quan hệ dẫn đến ham giảm ham muốn tình dục.

-        Da khô và xuất hiện nhiều nếp nhăn.

-        Kinh nguyệt không đều hoặc không có.

-        Các triệu chứng tiền mãn kinh hoặc mãn kinh nghiêm trọng hơn.

-        Tăng cân, chủ yếu ở hông, đùi và eo.

Giải pháp cân bằng nội tiết tố nữ:

Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Bằng cách điều chỉnh về liều lượng, thời gian và sự kết hợp của các hóoc môn. Ví dụ, tùy thuộc vào chẩn đoán, progesterone thường được sử dụng kết hợp với estrogen. Liệu pháp thay thế hormone (HRT) giúp cân bằng nồng độ nộ tiết tố nữ thông qua làm giảm một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

HRT cũng có thể giúp ngăn ngừa loãng xương ở một số phụ nữ. Nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe khác, bao gồm bệnh tim, ung thư vú, cục máu đông ở chân hoặc phổi và đột quỵ. Do đó, bạn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng phương pháp này.

Khi tình trạng rối loạn nội tiết tố kéo dài, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời


Chế độ ăn mỗi ngày

Tin vui là chị em cũng có thể kiểm soát nồng độ nội tiết tố trong cơ thể của mình một cách tự nhiên và hiệu quả thông qua việc lựa chọn các loại thực phẩm để chế biến trong các bữa ăn hàng ngày, ví dụ như bông cải xanh, đậu nành (đậu tương), hạt lanh,…

Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai là một trong những phương pháp nhiều chị em lựa chọn khi đang có kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như đột quỵ, đau đầu, buồn nôn, ói mửa, và rối loạn nội tiết tố.

Rèn luyện cơ thể

Một trong những cách không chỉ giúp cải thiện nồng độ nội tiết tố mà còn giúp chị em duy trì vóc dáng khỏe mạnh đó chính tập luyện thể thao. Chỉ với 15-30 phút mỗi ngày, bạn sẽ tận hưởng vô số lợi ích từ việc tập thể dục mang lại như ngủ ngon và sâu hơn, kích thích cơ thể điều chỉnh và sản sinh nội tiết tố cân bằng hơn và có một sức khỏe dồi dào hơn.


Trên đây là những thông tin về nội tiết tố nữ estrogen. Hy vọng sau khi đọc bài viết, các chị em phụ nữ hoặc các anh chồng đã hiểu rõ estrogen là gì, nguyên nhân gây thay đổi và cách cân bằng loại hoóc môn này.